Bệnh “Tay – chân – miệng” là bệnh truyền nhiễm cấp tỉnh ở trẻ, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do enterovirus 71, hiện chưa có vacxin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Sau đây là các biện pháp đề phòng
Hình ảnh trẻ mắc tay – chân – miệng (xem trong tài liệu đính kèm)
8 biện pháp đơn giản phòng ngừa bệnh chân, tay, miệng
1 – Rửa tay cho trẻ nhiểu lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch.
2 – Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi trong lớp mầm non lên miệng.
3 – Cho trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn chung thìa, bát.
4 – Luộc sôi hoặc ngâm ChloraminB 2%, quần áo, khăn của trẻ trước khi giặt sạch.
5 – Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, ChloraminB 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường.
6 – Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xa phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ an và sau khi vệ sinh cho trẻ.
7- Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác. thu gom, xử lý phân của trẻ bằng ChloraminB, vôi bột hoặc tro bếp, tránh làm vỡ các nốt bỏng của trẻ.
8 – Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân, hoặc niên mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở để khám và điều trị.
Kết quả đạt được
+ 100% giáo viên, nhân viên, đã nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác chủ động phòng chống các loại dịch bệnh đối với trẻ.
+ Không có trẻ nào mắc phải các dịch bệnh nguy hiểm
+ Đã tuyên truyền đến tận tay giáo viên, phụ huynh học sinh các bài tuyên truyền về phòng tránh các dịch bệnh. Giáo viên, phụ huynh học sinh đã nắm vững các biện pháp phòng chống.
+ Tạo được mối quan hệ mật thiết, thường xuyên trao đổi được thông tin đến phụ huynh học sinh
+ Bản thân tôi đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về công tác phòng chống dịch mọi lúc, mọi nơi.
- IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN :
Các phòng y tế đầy đủ trang thiết bị y tế và các loại thuốc thiết yếu đảm bảo an toàn cho trẻ.
100% trẻ được cân đo và khám sức khoẻ cho trẻ đúng định kỳ (từ đó có các biện pháp chăm sóc trẻ cho phù hợp với những trẻ mắc bệnh, suy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi)
Đã giảm được 6.5 % tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng so với đầu năm là 9 % và cuối năm là 2.5%, giảm 12 % tỉ lệ trẻ thấp còi so với đầu năm là 14.8% và cuối năm là 2.8%.
Đã giảm được tỷ lệ các bệnh đợt khám sức khoẻ đợt 1 (đầu năm) so với đợt 2 (cuối năm) : từ 1.5% đến 3.7% tỉ lệ các bệnh .
Tạo ra các đầu sổ khoa học, sử dụng phần mềm quản lý sức khoẻ thành thạo giúp cho việc theo dõi và chăm sóc sức khoẻ trẻ, phòng tránh dịch bệnh đạt hiệu quả cao
100% giáo viên, nhân viên có kiến thức về kỹ năng phòng chống các loại dịch bệnh cũng như an toàn trong tai nạn thương tích cho trẻ.
100% trẻ được tuyệt đối an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần. Qua một năm trong trường không có trường hợp tai nạn, ngộ độc nào xảy ra với trẻ.
Trẻ khoẻ mạnh, mạnh dạn, tự tin, có nề nếp trong mọi hoạt động. Trẻ có kỹ năng hành vi văn minh, và làm theo mọi điều chỉ dẫn của người lớn.
Phụ huynh phối hợp tốt với nhà trường để công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ngày càng cao. Được phụ huynh tin yêu và tín nhiệm đội ngũ giáo viên, nhân viên, tín nhiệm nhà trường. Do vậy, trong năm học qua số trẻ đến trường đã tăng nhanh. Đầu năm học số trẻ là 277 trẻ, cuối năm đã tăng 319 trẻ.
Kết quả kiểm tra y tế học đường do trung tâm y tế liên ngành kết hợp phòng giáo dục được đánh giá tốt: 99/100điểm.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Kết luận.
Qua một năm thực hiện các biện pháp “Đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non”tôi nhận thấy các biện pháp trên có tầm quan trọng lớn trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại nhà trường:
Công tác đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiêu quả trong nhà trường là một vấn đề hết sức cần thiết trong những năm gần đây. Nó góp phần giúp trẻ luôn được bảo vệ an toàn, phát triển lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, giúp giáo viên, nhân viên có được kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong các biện pháp an toàn tai nạn thương tích cho trẻ. Nó cũng giúp cho trẻ có được những kiến thức cần thiết trong mọi lĩnh vực, có thói quen chăm sóc một phần nào đấy cho bản thân mình.
Từ những kết quả đạt được, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau :
Để thực hiện tốt nhiệm vụ: Đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả có được kết quả tốt nhất đòi hỏi người nhân viên y tế phải hết sức linh hoạt, áp dụng các biện pháp vào thực tế của trường, thường xuyên và phải luôn trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn. Nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề và có lòng nhiệt tình yêu thương trẻ. Phối hợp tuyên truyền với giáo viên, nhân viên và phụ huynh những kiến thức chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ ở trường mầm non.
Quan trọng hơn cả là việc đầu tư tối thiểu đầy đủ cơ sở trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu có thể sơ cấp cứu tại chỗ khi cần thiết.
Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, xã hội hoá giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả
- Đế xuất – khuyến nghị.
– Đề xuất phòng giáo dục, phòng tài chính huyện đầu tư trang thiết bị máy thở oxy để xử trí trong tình huống nếu trẻ xảy ra suy hô hấp.
– Đề xuất Trung tâm y tế huyện Thanh Trì bổ sung cấp phát cho nhà trường những tư liệu, hình ảnh trong công tác đảm bảo an toàn tai nạn thương tích và phòng chống dịch bệnh cho trẻ
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong công tác “Đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp”. Kính mong cấp trên và đồng nghiệp có ý kiến đóng góp, giúp đỡ để tôi có thêm kinh nghiệm hơn nữa trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bênh.
Tôi xin trân thành cảm ơn!